Nguyên nhân gây mùi cơ thể

 Mùi hôi cơ thể sinh ra khi vi khuẩn trên da tiếp xúc với mồ hôi. Mùi hôi cơ thể chỉ xuất hiện sau độ tuổi dậy thì do ở độ tuổi đó tuyến mồ hôi apocrine mới bắt đầu hoạt động. Ngoài ra, nó còn có thể xuất hiện bởi một vài nguyên nhân khác như thức ăn, thừa cân hay stress,...Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân gây ra mùi hôi cơ thể.

Nguyên nhân gây mùi hôi cơ thể 

Nguyên nhân gây mùi cơ thể

Nguyên nhân gây ra mùi hôi cơ thể là xuất phát từ hai yếu tố chính gồm: vi khuẩn và tuyến mồ hôi (tuyến eccrine và tuyến apocrine). 

Vi khuẩn 

Vi khuẩn phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, ví dụ như vùng nách, dưới cánh tay. Khi bạn ra mồ hôi, các vi khuẩn phân giải một số loại protein trong mồ hôi thành axit. Vậy nên vi khuẩn và mồ hôi bản chất là không có mùi. Mùi chỉ sinh ra khi vi khuẩn nó gặp mồ hôi bạn tiết ra mà thôi.

Tuyến eccrine 

Tuyến eccrine và Tuyến apocrine 

Tuyến eccrine xuất hiện ở toàn bộ làn da trên cơ thể, nó được tìm thấy ở tầng da sâu nhất, tầng hạ bì - nơi quyết định cấu trúc làn da. Tại tầng hạ bì, mồ hôi được đẩy lên bề mặt da ngoài cùng qua một ống dẫn. Khi mồ hôi bốc hơi, làn da được làm mát và nhiệt độ cơ thể được cân bằng. Mồ hôi tiết ra từ tuyến eccrine có lượng muối cao nên vi khuẩn không thể phân giải. Chính vì vậy, loại mồ hôi này ít có mùi hơn.

Tuyến apocrine 

Nó là tuyến mồ hôi tạo mùi và không có chức năng điều hòa thân nhiệt như tuyến eccrine. Thay vào đó, mồ hôi tiết ra của tuyến apocrine được tiết ra qua lông tóc thay vì một ống dẫn. Tuyến apocrine tiết mồ hôi khi nhiệt độ cơ thể tăng và khi bạn đang gặp stress. Đây là tuyến mồ hôi tạo ra mùi hương (hoặc mùi hôi) cho cơ thể. Vì mồ hôi tiết ra ở tuyến này chứa rất nhiều protein nên khi gặp vi khuẩn và bị phân giải, nó tạo ra mùi cơ thể. Tuyến apocrine nằm ở một số vùng nhất định trên cơ thể như vùng nách, dưới cánh tay, hông và phần mu. Điều này giải thích tại sao những vùng kể trên thường “tỏa” mùi, trong khi những vùng khác thì không. Tuyến apocrine sẽ bắt đầu hoạt động vào tuổi dậy thì, điều này lý giải cho việc từ độ tuổi dậy thì cơ thể mới bắt đầu có mùi. 

Một số nguyên nhân khác 

Bên cạnh tuyến apocrine và vi khuẩn khiến mồ hôi bạn có mùi khó chịu, có một số yếu tố khác đóng vai trò không nhỏ trong việc gây mùi cơ thể, có thể kể đến như:

Không thường xuyên vệ sinh cơ thể 

Nếu bạn lười vệ sinh hay ở bẩn, trên cơ thể thường có rất nhiều vi khuẩn và mồ hôi. Điều này làm phản ứng giữa mồ hôi và vi khuẩn càng trở nên mạnh mẽ, mùi hôi vì thế mà càng trở nên nặng mùi hơn. Căn cứ theo các nghiên cứu cho thấy, việc ở bẩn có quan hệ rất mật thiết với nguyên nhân hình thành bệnh hôi nách. 

Thừa cân 

Thừa cân 

Khi bạn thừa cân, cơ thể có nhiều lớp gấp ở da (hay còn gọi là ngấn mỡ). Những nếp gấp này có thể giữ mồ hôi và vi khuẩn, từ đó, trở thành “ngôi nhà” lý tưởng cho mùi cơ thể tích tụ.

Ăn thực phẩm gây ra mùi cơ thể 

Ăn thực phẩm gây ra mùi cơ thể 

Các thực phẩm giàu lưu huỳnh như hành, tỏi, bắp cải, bông cải xanh, súp lơ trắng, thịt đỏ,...có thể khiến cơ thể bạn có mùi khó chịu. Ngoài ra, bột ngọt, caffeine, gia vị như cà ri, thìa là, nước sốt nóng, thức ăn cay hay rượu,...đều là những nguyên nhân khác gây ra mùi cơ thể. Và nếu bạn muốn cải thiện mùi cơ thể của mình, bạn nên hạn chế ăn hoặc uống những loại thực phẩm kể trên. 

Di truyền 

Theo các chuyên gia, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây nên mùi cơ thể. Kiểm nghiệm lâm sàng cho thấy, nếu cả cha và mẹ đều bị hôi nách thì tỷ lệ đời sau mắc bệnh là 85% trở lên, nếu chỉ cha hoặc mẹ thì con số này là 50%.

Stress 

Stress 

Stress khiến tuyến apocrine phải làm việc tăng ca. Tuyến mồ hôi này chính là nguyên nhân khiến cho mồ hôi có mùi. Vậy nên khi bạn stress do chạy deadline, bạn hay cảm thấy cơ thể không được thơm tho cho lắm. 

Thay đổi nội tiết tố 

Sự thay đổi nội tiết tố có thể dẫn đến thay đổi mùi cơ thể và tăng tiết mồ hôi. Con người thường thay đổi nội tiết tố khi ở tuổi dậy thì, khi mang thai hay ở thời kỳ mãn kinh. 

Vào tuổi dậy thì, bạn sẽ xuất hiện sự tăng cường nội tiết tố và những mùi cơ thể bắt đầu xuất hiện. Ở giai đoạn này, các tuyến mồ hôi apocrine - tuyến mồ hôi tạo mùi, bắt đầu hoạt động, vì thế không lạ gì khi bạn bắt đầu xuất hiện mùi ở độ tuổi này. 

Phụ nữ sau sinh hormone nội tiết tố trong cơ thể sẽ thay đổi rất nhiều, đặc biệt là hormone estradiol, đó chính là nguyên nhân kích thích hoạt động của tuyến mồ hôi, gây ra tình trạng tăng tiết mồ hôi. Tăng tiết mồ hôi kết hợp với vi khuẩn trên da, gây ra mùi hôi cơ thể. 

Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh với các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm và sự dao động nội tiết tố gây ra mồ hôi nhiều, dẫn đến thay đổi mùi cơ thể.

Tác dụng phụ của thuốc

 Tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống rối loạn thần kinh, thuốc trầm cảm, các loại thuốc hạ sốt,… có thể làm tăng tiết mồ hôi cơ thể và gây mùi hôi nách.

Bệnh tiểu đường 

Với những bệnh nhân tiểu đường, sự thay đổi trong mùi cơ thể có thể là dấu hiệu của nhiễm toan ceton do tiểu đường. Nồng độ ceton cao khiến máu có tính axit và mùi cơ thể của bạn có mùi trái cây. 

Bệnh thận 

Thận có vai trò lọc các chất độc ra khỏi cơ thể của chúng ta. Nếu chúng không thể thực hiện đúng công việc của mình, những chất độc này bắt đầu tích tụ trong cơ thể và tạo ra mùi. Trong trường hợp suy thận, ure không thể được đào thải ra ngoài và bài tiết qua đường mồ hôi.

Bệnh gan 

Bệnh gan 

Gan cũng là một cơ quan khác có chức năng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Nếu các chất thải không thể được loại bỏ, chúng sẽ gây ra sự tích tụ làm thay đổi độ đặc của mồ hôi. Trong trường hợp bệnh gan, nó có thể gây ra mùi giống như thuốc tẩy vậy.

Rối loạn chuyển hóa 

Rối loạn chuyển hóa là tình trạng bệnh lý di truyền hiếm gặp gây ra sự thay đổi mùi trong cơ thể. Những người bị rối loạn chuyển hóa không tạo ra loại enzyme cụ thể cần thiết để phân hủy trimethylamine. Sau đó, hợp chất này sẽ tích tụ và thoát ra ngoài qua lỗ chân lông dưới dạng mùi tanh khó chịu.

Bệnh tuyến giáp 

Tuyến giáp chịu trách nhiệm điều chỉnh sự trao đổi chất. Nếu tuyến giáp hoạt động quá mức, chẳng hạn như bệnh Grave, nó sẽ rơi vào tình trạng quá tải. Điều này gây ra mồ hôi, mồ hôi khi tiếp xúc với vi khuẩn trên da, tạo ra mùi hôi cơ thể.

Bên trên là một số nguyên nhân gây ra mùi hôi cơ thể. Để loại bỏ mùi hôi, bạn nên loại bỏ các nguyên nhân trên và giữ cho mình một lối sống lành mạnh (uống đủ nước, vệ sinh thường xuyên, thư giãn,...). Nếu tình trạng mùi hôi cơ thể của bạn trở nên nghiêm trọng, bạn có thể tham khảo các phương pháp chuyên sâu nhằm loại bỏ nó. 

https://liplop.vn/blogs/news/nguyen-nhan-gay-mui-hoi-co-the

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mẹo giải quyết vấn đề mồ hôi chân vào hè này