Chất chống mồ hôi không thần thánh như bạn tưởng

Mồ hôi nhiều ở nách, lòng bàn tay, lòng bàn chân… khiến cơ thể lúc nào cũng ẩm ướt và có mùi hôi khó chịu. Làm thế nào để hết đổ mồ hôi là ý nghĩ thường trực của những người mắc phải căn bệnh tăng tiết mồ hôi. Có rất nhiều cách giảm mồ hôi và sử dụng chất chống mồ hôi là một giải pháp có thể tham khảo để ngăn tình trạng khó chịu này trong vòng 24h sử dụng.

Chất chống mồ hôi là gì?

Chất chống mồ hôi

Chất chống mồ hôi được coi là phương pháp điều trị an toàn đối với tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều ở vùng dưới cánh tay, bàn tay, bàn chân và đôi khi ở mặt. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên thử sử dụng những phương pháp không xâm lấn trước khi động đến dao kéo.

Chất chống mồ hôi được thoa bên ngoài da, vì thế, nó còn được gọi là phương pháp điều trị “tại chỗ”. Khi chất chống mồ hôi được thoa lên da, mồ hôi ở vùng dưới cánh tay sẽ bị hút vào và hòa tan các phần tử chống mồ hôi. Các chất thấm vào trong lỗ chân lông và tạo thành các nút thắt ngay dưới bề mặt da. Khi cơ thể bạn cảm nhận được rằng ống dẫn mồ hôi đã bị bít lại, một cơ chế phản hồi sẽ ngăn không tạo dòng chảy mồ hôi nữa. Các nút thắt bề mặt có thể giữ nguyên vị trí ít nhất 24 giờ và sau đó sẽ bị rửa trôi.

Chất chống mồ hôi hoạt động như thế nào?

Cách thức hoạt đọng của chất chống mồ hôi 

Thành phần chính trong chất chống đổ mồ hôi là muối nhôm, chất này hình thành các hạt cát nhỏ chặn các tuyến mồ hôi ở nách nhằm ngăn ngừa mồ hôi thoát ra khỏi lỗ chân lông. “Không mồ hôi, không có sự lây lan vi khuẩn, không có mùi,” Barba nói. “Nhiều chất chống đổ mồ hôi còn chứa hương liệu, do đó cũng có tác dụng khử mùi.”

Muối nhôm là nguyên liệu duy nhất được chấp thuận bởi hiệp hội FDA để sử dụng làm chất chống đổ mồ hôi. Một số nghiên cứu cho rằng muối nhôm có thể gây nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao. Mặc dù không có bằng chứng rõ ràng nào, một số người vẫn ưa chuộng các biện pháp chống mồ hôi tự nhiên hơn.

Mặc dù không có phương pháp hoàn toàn tự nhiên nào đem lại hiệu quả tương tự, một số thay đổi trong cách sinh hoạt có thể giúp giảm việc tiết mồ hôi. Chúng tôi khuyến khích bạn uống thêm nhiều nước và trà, do nước giúp giảm thân nhiệt của bạn và tannic acid trong trà hoạt động như một chất làm se lỗ chân lông tự nhiên.

Sử dụng chất chống mồ hôi sao cho hiệu quả

Dùng chất chống mồ hôi sao cho hiệu quả

Chất chống mồ hôi nồng độ cao có hiệu quả hơn nhiều so với nồng độ thấp hoặc không chứa nhôm. Tuy nhiên, nồng độ cao hơn cũng đi kèm với nguy cơ phản ứng phụ cao hơn. Vì thế, bạn nên tuân thủ một số quy tắc đơn giản khi sử dụng để giữ an toàn cho da.

Chỉ sử dụng chất chống mồ hôi cho vùng da khô, sau khi tắm nước mát và trước khi đi ngủ. Khi bạn ngủ, lượng mồ hôi tiết ra ít hơn và các thành phần hoạt tính được hấp thụ tốt hơn trên da.

– Rửa sạch vùng da bôi thuốc vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

– Sử dụng thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ. Thời gian đầu điều trị, bạn cần bôi 7 – 10 đêm liên tiếp, sau đó giảm dần và điều trị lặp lại theo chỉ định của bác sĩ.

– Chất chống mồ hôi thường được chỉ định để điều trị tăng tiết mồ hôi vùng nách và một số bộ phận khác của cơ thể bị đổ mồ hôi quá mức, bao gồm vùng háng và ngực (khu vực tiết mồ hôi này do tuyến apocrine tạo ra).

Những lưu ý khi sử dụng chất chống mồ hôi

Lưu ý khi sử dụng chất chống mồ hôi

– Không sử dụng chất chống mồ hôi cho màng nhầy (miệng, mũi, mí mắt, bộ phận sinh dục, hậu môn).

– Chất chống mồ hôi có thể gây kích ứng hoặc viêm da tiếp xúc. Vùng da quanh nách đặc biệt dễ gặp phải các tác dụng phụ này vì khá mỏng, nhạy cảm, ẩm và kín.

– Những người có nguy cơ bị kích ứng với chất chống mồ hôi như: người bị eczema, có làn da nhạy cảm, bị dị ứng với hương liệu hoặc chất bảo quản có trong chất chống mồ hôi.

– Trong trường hợp hiếm, người bệnh có thể bị u nang do các nang lông bị tắc nghẽn trong thời gian dài, viêm nang làm hỏng các ống dẫn mồ hôi và hình thành các cục cứng đau đớn, cần được phẫu thuật cắt bỏ.

– Sử dụng chất chống mồ hôi diphemanil methylsulfate trên mặt có thể dẫn đến khô miệng và tác động xấu đến hệ thần kinh phó giao cảm. Không nên sử dụng chất chống mồ hôi cho trẻ sơ sinh.

Chất chống mồ hôi có rất nhiều tác dụng như giảm thiểu mồ hôi tiết ra, tạo mùi hương,... tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời và có tác dụng trong vòng 24h. Nếu bạn muốn chữa khỏi mồ hôi triệt để có thể tham khảo các biện pháp khác như sử dụng thuốc, tiêm botox, phẫu thuật,...  

https://liplop.vn/blogs/news/chat-chong-mo-hoi-khong-than-thanh-nhu-ban-tuong

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mẹo giải quyết vấn đề mồ hôi chân vào hè này