Mồ hôi nặng mùi và giải pháp

Đổ mồ hôi là một phản ứng bình thường của cơ thể, song với những người có mùi mồ hôi nặng thì đây lại nỗi ám ảnh không chỉ với ‘khổ chủ’ mà còn với những người xung quanh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân gây mùi khi đổ mồ hôi và bí quyết “khử mùi cơ thể".

Nguyên nhân vì sao mồ hôi nặng mùi?

Nguyên nhân vì sao mồ hôi nặng mùi

Mồ hôi có mùi nồng, nặng, khó chịu... là hiện tượng xảy ra khi cơ thể bài tiết một lượng lớn bất thường chất tiết tuyến mồ hôi và bị các vi khuẩn, mảnh vụ tế bào có sẵn trên da lên men, phân hủy.

Có hai loại tuyến mồ hôi cơ bản:

Apocrine: Đây là tuyến mồ hôi có ở quầng vú, nách, ống tai ngoài, bộ phận sinh dục, hậu môn. Tuyến mồ hôi Apocrine bài tiết dầu nhớt, hoạt động khi con người chúng ta đến tuổi dậy thì. Rối loạn của tuyến mồ hôi này là gây ra tình trạng mồ hôi có mùi.

Eccrine: Đây là tuyến mồ hôi có từ lúc chúng ta mới sinh ra và ở khắp các khu vực trên cơ thể. Chúng là nước và được tiết ra để làm mát cơ thể. Rối loạn của chúng là gây ra hiện tượng tăng hoặc giảm tiết mồ hôi và rôm sảy.

Kết hợp cả hai yếu tố này chúng ta có thể hiểu được nguyên nhân vì sao các bạn trẻ ở độ tuổi dậy thì chơi thể thao, cơ thể sẽ có mồ hôi nặng mùi nhiều hơn so. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh, bạn nên tiếp tục đọc các thông tin dưới đây:

Do chế độ ăn uống

Cá, thịt chó, hành, tỏi, các loại gia vị nồng, cà phê, rượu... cũng sẽ khiến cơ thể tiết ra mùi tương tự.

Vận động

Vận động

Khi bạn chơi thể thao như chạy bộ, leo cầu thang; hay lao động nặng, mang vác đồ nặng... thân nhiệt sẽ tăng lên và lúc này các tuyến mồ hôi sẽ tiết ra nhiều để làm dịu mát cơ thể. 

Bệnh tật 

Người mắc các bệnh như đau tim, sốt rét, lao, ung thư...; Hay phụ nữ ở thời mãn kinh, nam giới bị giảm chức năng tuyến sinh dục dễ bị bốc hỏa; người bệnh sử dụng các loại thuốc điều trị như morphin, aspirin, acetaminophen... sẽ dễ gây tăng tiết mồ hôi.

Do vi khuẩn

Do vi khuẩn

Mồ hôi có thành phần chính là nước và muối (NaCl). Vì vậy, về bản chất chúng không có mùi. Tuy nhiên, sau một thời gian khi tiết ra ngoài môi trường và bề mặt da sẽ bị vi khuẩn làm cho lên men và có mùi. Do đó, thật dễ hiểu khi các bùng nách, bẹn... những nơi có nhiều lông, vi khuẩn cư ngụ sẽ có mồ hôi nặng mùi hơn những khu vực khác. 

Điều đặc biệt là mỗi người sẽ có các loại vi khuẩn khác nhau nên thường mỗi người sẽ có mùi hôi cơ thể không giống nhau. Ngoài ra, khi bạn để mồ hôi tiết ra nhiều trên quần áo, giày... nhiều ngày mà không giặt, khi đó vi khuẩn sẽ sinh sôi nhiều. Nếu như bạn tiếp tục diện nó thì khi cơ thể tiết mồ hôi ra và gặp lượng vi khuẩn lớn, mùi hôi nặng mùi là điều bạn nên lường trước. 

Cách loại bỏ mồ hôi nặng mùi cơ thể hiệu quả

1. Vệ sinh cơ thể đúng cách và thường xuyên

Vệ sinh cơ thể đúng cách và thường xuyên 

Mỗi ngày bạn nên vệ sinh cơ thể từ 1 - 2 lần nhằm loại bỏ sạch mồ hôi bị nặng mùi còn tồn đọng trên da. Đồng thời tế bào da chết và vi khuẩn ngoài da cũng được loại bỏ, tránh nguy cơ hình thành mùi cơ thể.

Khi vệ sinh cơ thể, bạn có thể sử dụng một số loại sữa tắm giúp dưỡng ẩm, chăm sóc da, tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả và cải thiện mùi hương trên cơ thể.

2. Lựa chọn quần áo thoáng mát

Bạn cần có sẵn cho mình một típ lựa chọn quần áo để sử dụng khi thời tiết bước vào những ngày hè nóng bức. Hạn chế mặc các loại chất liệu ngăn cản khả năng điều tiết nhiệt độ tự nhiên của cơ thể. Dưới đây là một số nguyên tắc lựa chọn quần áo bạn có thể áp dụng để hạn chế mùi hôi cơ thể:

- Chất liệu có khả năng thấm hút mồ hôi tốt

- Quần áo size lớn hơn so với khổ người để tạo khoảng không trên cơ thể, mùi mồ hôi dễ thoát ra hơn.

- Màu sắc tươi sáng, vì màu tối dễ hấp thu nhiệt lượng từ ánh mặt trời hơn.

3. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước

Theo nghiên cứu, mồ hôi là kết quả của sự tăng nhiệt độ cơ thể và dẫn tới bài tiết nước. Cho nên cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể sẽ giúp bạn không cảm thấy nóng bức, mệt mỏi và ngăn chặn được tình trạng mồ hôi cơ thể nặng mùi.

4. Cân bằng độ pH cho làn da

Theo nhiều nghiên cứu, tất cả các loại vi khuẩn đều không thể sống trong môi trường axit. Chính vì vậy, vào những ngày trời nóng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp làm giảm độ pH cho làn da. Cụ thể, đối với da mặt, toner và các loại nước hoa hồng là một lựa chọn lý tưởng.

Còn với những khu vực da hay ra nhiều mồ hôi như lòng bàn tay, bàn chân, vùng da dưới cánh tay thì bạn có thể thoa một lớp mỏng dầu trà hoặc giấm táo. Vi khuẩn biến mất thì tình trạng mồ hôi nặng mùi sẽ nhanh chóng biến mất đấy.

5. Thư giãn, hạn chế căng thẳng

Thư giãn, hạn chế căng thẳng

Căng thẳng là nguyên nhân hàng đầu kích hoạt tuyến mồ hôi hoạt động. Khi bạn lo lắng, tim sẽ đập nhanh, còn miệng thì khô. Từ đó, gây ra phản ứng sợ hãi, hệ thần kinh, tim mạch và cả tuyến mồ hôi cũng sẽ bị kích thích để đối phó với tình trạng này.

Một lối sống lành mạnh bao gồm tập thể dục đều đặn, thư giãn phù hợp sẽ giúp cơ thể xử lý căng thẳng hiệu quả. Do đó, bạn nên tập cách hít thở sâu, tránh thức khuya hoặc làm việc quá gắng sức. Ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng một ngày cũng là một thói quen mà bạn nên duy trì để hạn chế tình trạng mồ hôi nặng mùi.

6. Sử dụng những sản phẩm khử mùi cơ thể và mồ hôi nặng mùi phù hợp

Thuốc trị mùi cơ thể, nước tắm khử mùi cơ thể, lăn khử mùi... đều là một trong những cách khử mùi mồ hôi dầu cơ thể hiệu quả. Tuy nhiên, quá nhiều loại sản phẩm trên thị trường khiến bạn bối rối khi lựa chọn sản phẩm tốt nhất và phù hợp với mình.

Mồ hôi cùng với mùi hôi khó chịu sẽ làm chúng ta cảm thấy tự ti, mặc cảm trong mọi trường hợp, làm ta khép mình trước đám đông và có thể làm đánh mất nhiều cơ hội trong cuộc sống và công việc. Vì thế, ngay từ bây giờ, hãy tìm hiểu và áp dụng các biện pháp phù hợp để cải thiện tình trạng đổ mồ hôi nặng mùi của cơ thể bạn nhé! 

 https://liplop.vn/blogs/news/mo-hoi-nang-mui-va-giai-phap-khac-phuc

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mẹo giải quyết vấn đề mồ hôi chân vào hè này