Phải làm gì khi đổ mồ hôi quá nhiều


Hiện nay trên thế giới có khoảng 3 – 5% dân số đang mắc phải chứng đổ mồ hôi nhiều. Căn bệnh này gây ra nhiều phiền toái và cực kỳ bất tiện mà chỉ những ai mắc bệnh mới thấu hiểu nỗi khổ mà nó gây ra. Đa số cho rằng đây không phải là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại chỉ cho đến khi họ nhận thức rõ về bệnh và những tác hại vì nó làm vuột mất đi những cơ hội và công việc trong cuộc sống. Vậy đổ mồ hôi quá nhiều là gì? Và khi bị đổ mồ hôi quá nhiều chúng ta cần phải làm gì để khắc phục? Dưới đây chúng ta hãy cùng đi giải đáp những vấn đề này.

Đổ mồ hôi quá nhiều là gì?

Đổ mồ hôi quá nhiều là gì?

Có thể bạn chưa biết, ra mồ hôi thực chất là một cơ chế tự làm mát và duy trì thân nhiệt ổn định. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng mỗi khi bạn bị sốt, vận động nhiều hay ở trong môi trường nóng bức… và quá trình bài tiết mồ hôi phụ thuộc hoàn toàn vào sự chỉ huy của hệ thần kinh giao cảm.

Với người mắc chứng đổ mồ hôi nhiều thì lượng mồ hôi bài tiết lại vượt quá nhu cầu của cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ giao cảm hoạt động quá mức, làm sai lệch tín hiệu truyền đi khiến mồ hôi bài tiết liên tục không thể kiểm soát. Thuật ngữ quốc tế gọi bệnh lý này là Hyperhidrosis, chính là bệnh đổ mồ hôi nhiều. Bệnh lý này có tính di truyền qua các thế hệ và làm ảnh hưởng đến khoảng 5% dân số thế giới.

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi quá nhiều

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi quá nhiều

Ngoài vấn đề liên quan đến rối loạn hoạt động của hệ thần kinh thì những nguyên nhân sau cũng có thể gây đổ mồ hôi nhiều trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bạn cần lưu ý:

- Bệnh cường giáp: Do dư thừa hormon tuyến giáp, mọi chuyển hóa trong cơ thể đều tăng nhanh. Dấu hiệu: mồ hôi nhiều, run tay chân, mắt lồi, tim đập nhanh, ăn nhiều nhưng sụt cân nhanh,…

- Hạ đường huyết: Khi đường huyết tụt dưới ngưỡng bình thường, cơ thể sẽ giải phóng adrenalin gây hiện tượng vã mồ hôi, đuối sức, da xanh tái, đói cồn cào,…

- Nhiễm trùng: Phản ứng của cơ thể để chống lại virus, vi khuẩn có thể gây hiện tượng sốt, đổ mồ hôi. Phổ biến nhất là nhiễm trùng lao, người bệnh bị sốt, đổ mồ hôi nhiều về chiều tối, ho dai dẳng, mệt mỏi, sụt cân nhanh,…

- Bệnh tim: Đổ mồ hôi lạnh kèm đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi có thể là dấu hiệu sớm của cơn nhồi máu cơ tim hoặc nhiễm trùng trong tim.

- Nguyên nhân khác: Bệnh bạch cầu, u lympho không Hodgkin, béo phì, tác dụng phụ của thuốc (thuốc hạ sốt, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ áp)...

Phải làm gì khi bị đổ mồ hôi quá nhiều?

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi nói trên mà có hướng xử lý khắc phục khác nhau. Sau đây là một vài gợi ý:

  • Sử dụng chất chống mồ hôi ngoài da

Sử dụng chất chống mồ hôi ngoài da

Đây là cách đơn giản nhất trị mồ hôi nhiều. Các chất chống đổ mồ hôi đều chứa muối nhôm, khi khi thoa lên da sẽ bịt kín lỗ chân lông nhằm ngăn mồ hôi thoát ra. Thông thường, chúng thường được bào chế dưới dạng xịt, lăn hoặc bột bôi xoa. Làm khô cơ thể trước khi dùng chất chống mồ hôi để tránh kích ứng da. Đối với bàn chân đổ mồ hôi, nên mua chất chống mồ hôi dạng xịt.

  • Mặc trang phục phù hợp hơn

Luôn chọn loại vải thấm mồ hôi. Chú ý đến màu sắc - Mặc màu trắng sẽ dễ lộ tình trạng đổ mồ hôi hơn. Chuẩn bị trang phục để thay khi mồ hôi ra quá nhiều. Đối với người ra mồ hôi chân, hãy cân nhắc về chất liệu giày dép.

  • Tránh đồ ăn cay nóng và đồ uống chứa caffein

    Tránh đồ ăn cay nóng và đồ uống chứa caffein

Tránh các thực phẩm cay như ớt, hạn chế ăn tỏi và hành vì chúng có thể gây ra mùi không thơm tho cho cơ thể. Ngoài ra, đồ uống chứa caffein cũng sẽ làm cho vấn đề tồi tệ hơn.

  • Giảm cân

Nếu thừa cân, việc giảm cân có thể sẽ giúp giảm tình trạng mồ hôi quá nhiều. Cơ thể sử dụng mồ hôi để hạ nhiệt, nhưng sẽ với một cơ thể to béo quá sẽ khó mà hạ nhiệt hiệu quả.

  • Giữ vệ sinh cơ thể

Giữ vệ sinh cơ thể

Ra quá nhiều mồ hôi có thể gây bệnh ngoài da, mùi hôi... Bạn có thể ứng phó bằng cách tắm hàng ngày, thậm chí tắm vài lần trong một ngày để ngăn ngừa các vấn đề phát sinh do nhiều mồ hôi. Luôn mang theo khăn mềm thấm nước tốt để thấm mồ hôi. Mang theo chất chống mồ hôi thường xuyên để kiểm soát mồ hôi tiết quá nhiều.

Thực hiện các phương pháp trên sẽ giúp bạn phần nào kiểm soát được tình trạng đổ mồ hôi nhiều của cơ thể nhưng không phải lúc nào nó cũng đem lại hiệu quả như mong muốn. Nếu không thấy sự thuyên giảm bạn có thể sử dụng phương pháp điều trị khác như: Điều trị bệnh lý nền gây tăng tiết mồ hôi, liệu pháp ion, dùng thuốc, tiêm botox, phẫu thuật… và tìm đến bác sĩ để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp nhất. https://liplop.vn/blogs/news/phai-lam-gi-khi-do-mo-hoi-qua-nhieu

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mẹo giải quyết vấn đề mồ hôi chân vào hè này